NGUỒN GỐC TRUNG DUNG
Theo Dương Hồng (Trung Quốc) thì Trung Dung là sách luân lý học của pháp Nho gia Tử Mạnh (Tử Tư và Mạnh Tử). Trước kia, cùng với Đại Học, sách Trung Dung là mộ chương trong Kinh Lễ. Sau này, Trung Dung được Chu Hy (Đời nhà Tống) chỉnh biên, và chú giải , kết hợp với Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh tử thành bộ Tứ Thư. Sau này, sách Tứ Thư trở thành giáo trình cơ bản trong hệ thống giáo dục cơ bản của các chế độ phong kiến.
Cần phải nói rõ hơn, viết thành sách là do Tử Tư (tên gọi là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử) và Chu Hy, nhưng bản chất của cuốn sách thì gần như hoàn toàn là chú giải, bình giải các tư tưởng Trung Dung của Khổng tử đề xuất, chính vì thế nói Đạo Trung Dung là của Khổng Tử cũng không sai. Còn tại sao, Khổng Tử lại đề xuất thuyết Trung Dung, thuyết Trung Dung dựa trên nền tảng nào hay chỉ là những lời triết lý do chính Khổng Tử đúc kết lại và truyền đạt cho các học trò? Vấn đề này đã được tiến sỹ Hoàng Tuấn, nhà nghiên cứu Kinh Dịch đưa ra giả thuyết : Khổng Tử tạo ra thuyết Trung Dung dựa trên ý tưởng cân bằng không gian qua các con số (tượng) của Hà đồ và Lạc Thư trong Kinh Dịch. Đây cũng là một ý tưởng rất hay, nếu chúng ta chấp nhận các tiên đề của Hà đồ và Lạc Thư, chúng ta chấp nhận các tiên đề của Kinh Dịch (tâm truyền, trung chính) thì Trung Dung chỉ là hệ quả của Kinh Dịch mà thôi, cái chính người nhìn ra được hệ quả đem lại cho chúng ta thuyết Trung Dung đó chính là Khổng Tử. Thực sự Khổng Tử cũng là bậc thầy về Kinh dịch nên việc nhìn ra hệ quả đó, chắc đối với ông, là điều rất tự nhiên. Việc giải thích về Trung Dung , cụ Phan Sào Nam cũng sử dụng nhiều thuật ngữ của Kinh Dịch để diễn giải như “thể”, “dụng”,…
Sách Trung Dung gồm 2 phần :
- Phần đầu là những giải thích của Khổng Tử về Trung Dung và chỉ ra con đường đi đến Trung Dung.
- Phần thứ hai gồm những ý kiến của Khổng Cấp về Trung Dung, trong đó ông nỗ lực kế thừa và phát triển tư tưởng, triết lý Trung Dung của ông mình (Khổng Tử).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét