LỜI MỞ ĐẦU
Có lẽ không có bộ sách nào lại có sức sống mãnh liệt như bộ Tứ Thư (và Ngũ Kinh) và điều quan trọng hơn đó là khả năng ứng dụng của chúng đã tồn tại hơn hai ngàn năm nay và hiện tại vẫn có hiệu lực. Các nền văn hóa, tư tưởng nhân sinh của các nước Phương Đông như Việt
Không chỉ đối với từng người, đối với từng gia đình mà bộ sách này còn chỉ rõ cho chúng ta nguyên tắc chuẩn mực để lãnh đạo nhà nước. Các nguyên tắc đó đều dựa trên chữ Nhân làm nền tảng. Hay nói cách khác, các Nho gia thời xưa đã biết lấy con người làm trọng tâm để lý giải và hành xử với môi trường xung quanh, môi trường mà các Nho gia chú trọng đó là môi trường Nhân văn, môi trường quyết định sự thành bại của sự nghiệp các vương triều trước đây, và ngày nay trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, môi trường Nhân văn vẫn mang một ý nghĩa to lớn, không thể thiếu được,…Rất nhiều dự án hiện đại hóa của chúng ta đi đến thất bại đều do không quan tâm đầy đủ đến môi trường này, và chỉ cần chúng ta áp dụng các tư tưởng của các Nho gia ngày xưa chúng ta cũng có thể tránh khỏi các sai lầm không đáng có.
Với Tứ Thư, các bậc Thánh hiền dạy chúng ta cách làm người sau đó mới dạy các thuật “an dân, trị quốc”, hay nói cách khác Tứ Thư dạy chúng ta trở thành một con người với nhân cách sống hoàn thiện như “nhân, nghĩa, lễ , trí, tín”, “tu thân, tề gia, trị quốc”,…cho đến ngày nay các nhân cách đó vẫn còn mang tính thời sự. Tứ thư cũng chỉ rõ cho chúng ta thấy, sự hoàn thiện của con người chỉ có ý nghĩa khi nó gắn chặt vào xã hội xung quang (môi trường nhân văn) và đóng góp hữu ích cho môi trường đó. Ngày nay chúng ta gọi đó là nguồn “tài nguyên con người”, xem chừng các định nghĩa của các nhà khoa học ngày nay cũng không khác các tư tưởng của các bậc Thánh hiền trước kia, chỉ tiếc rằng chúng ta đã đi quá lâu để nhận thức ra điều đó…Chính vì lẽ đó, có lẽ chúng ta dành một chút thời gian để xem lại ông cha ta đã học cái gì để tiếp tục phát huy, phát triển cho phù hợp với thời đại, đọc cái cũ để “thấy” chuyện mới chắc cũng không thừa.
Trong bộ sách này gồm bốn quyển đó là : Đại Học,
(Đức Khổng tử)
Càng đọc Tứ Thư càng thấy các tư tưởng của các bậc Thánh hiền càng mênh mông bát ngát, cao siêu; càng thấy mình nhỏ bé trước những tri thức của các bậc Thánh hiền: chỉ bằng những câu đơn giản nhưng rất thâm thúy, uyên bác nhưng cũng rất thiết thực, thậm trí một số vấn đề không thể hiểu được . Với trình độ của mình, tôi cố gắng diễn đạt các hiểu biết của mình qua chủ đề “
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét