Khái niệm SDI đã được nhiều tài liệu và
báo cáo nghiên cứu đề cập nhiều năm nay. Gần đây nhất là ‘Nghiên cứu chiến lược
hạ tầng thông tin không gian quốc gia cho Việt Nam” của Nhóm nghiên cứu chung của
Ngân hàng thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam”. Trong đó định
nghĩa SDI theo kiểu dựa vào các (7) thành phần như sau:
-
Thành phần tập hợp các dữ liệu không gian
-
Thành phần chuẩn
-
Thành phần truy cập dữ liệu
-
Thành phần công nghệ
-
Thành phần chính sách pháp luật
-
Thành phần tổ chức thể chế
-
Thành phần đối tác.
Nếu đọc qua báo cáo nêu trên, chúng ta cảm
thấy đây là một định nghĩa có vẻ hoàn hảo nhưng nếu lật ngược lại vấn đề một
chút thì định nghĩa trên về SDI hoàn toàn bất ổn. Chưa bàn đến SDI là gi cả, chỉ
cần đưa ra một số ví dụ như sau:
-
Hệ thống
thông tin đất đai có phải là SDI không khi mà Hệ thống thông tin đất đai có đầy
đủ 7 thành phần nêu trên:
- Thành phần dữ liệu không gian: các dữ liệu bản đồ địa chính, điển khống chế tọa độ, độ cao,...
- Thành phần chuẩn: ISO 19115 cho metadata, Chuẩn dữ liệu địa chính theo Thông tư 17/2010/TT-BTNMT,…
- Thành phần truy cập dữ liệu: các phần mềm chỉnh lý biến động, tra cứu thông tin địa chính trên mạng,…
- Thành phần công nghệ: Data center, Servers, ArcGIS,…
- Thành phần chính sách-pháp luật: Luật đất đai, các nghị định, thông tư về quản lý đất đai,…
- Thành phần tổ chức-thể chế: Bộ máy quản lý NN về đất đai từ Trung ương đến cấp xã.
- Thành phần đối tác: các công ty bất động sản, đo đạc bản đồ, người dân,…
-
Hầu hết các hệ thống CNTT, phần mềm và CSDL
trong các CQ Nhà nước đều có tất cả 7 thành phần nêu trên, chí khác biệt là
thành phần này lớn đối với hệ thống này nhưng lại nhỏ đối với hệ thống khác. Lớn
nhỏ ở đây muốn nói đến quy mô triển khai và phạm vi liên quan. Như hệ thống quản
lý văn bản đi đến hoặc hệ thống CSDL Quốc gia TN&MT đang triển khai chẳng hạn.
Như vậy một định nghĩa và khái niệm không
đem lại tính đặc trựng của chủ thể ta muốn nhắc đến sẽ dẫn đến tình trạng mỗi người
hiểu một kiểu về khái niệm đó. Những định nghĩa hoặc khái niệm kiểu đó chắc chắn
nảy sinh nhiều vấn đề trong qua trình triển khai.
Kinh nghiệm tham dự nhiều cuộc hội thảo, hội
đồng, hoặc đọc các bài báo trong nước về SDI thì hầu hết các diễn giả đều tập
trung nói về dữ liệu không gian (Spatial Data) mà ít người nói về hạ tầng
(Infrastructure). Trong khi đó chủ thể phải là hạ tầng (Infrastructure ) chứ
không phải là dữ liệu không gian (địa lý). Spatial Data chỉ là tính từ bổ nghĩa
cho Infrastructure mà thôi.
Vậy SDI là gì?
Trước hết chúng ta hãy xem hạ tầng giao
thông là gì? Đó là đường bộ, đường sông, đường biển, hàng không, trạm sửa chữa
dọc ven đường, trạm xăng, nhà ga, cảng, …Hạ tầng giao thông được sinh ra để các
phương tiện giao thông chở người và hàng hóa đi từ địa điểm này đến địa điểm
khác. Bản thân hàng hóa không phải là hạ tầng giáo thông.
Hạ tầng điện lực là gì? Đó là trụ điện,
dây điện, trạm cao áp, trạm hạ áp,…để đưa điện đi từ nới này đến nới khác. Bản
thân điện không phải là hạ tầng điện.
Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Đó là
các server, mạng máy tình, UPS,…để có thể bảo đảm vận hành các phần mềm, cơ sở
dữ liệu chạy trên đó. Các phần mềm do chúng ta tự viết không phải là hạ tầng
CNTT, văn bản dưới dạng Word không phải là hạ tầng CNTT.
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu một
cách thô thiển Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian là cái gì đó nhưng chắc chắn nó
không phải là dữ liệu không gian. Cái gì đó chưa biết được (hộp đen) nhưng nhiệm
vụ của nó là để dữ liệu không gian có thể được lưu trữ, quản lý và đi từ nơi
này sang nơi khác. Nơi này, nơi khác chính là các tổ chức Nhà nước, các công
ty, các trường đại học, cộng đồng,…Tùy vào quy mô triển khai mà nơi này, nơi
khác nhiều hay ít.
Để
dữ liệu không gian đi từ nơi này sang nơi khác thì SDI có thể là xe máy, thư
tín, chạy bộ với mấy cái đĩa CD ghi dữ liệu trong tay. Nhưng với thời đại công
nghệ số hiện nay thì để dữ liệu không gian đi từ nơi này sang nơi khác không thể
không nói đến vai trò của CNTT và truyền thông.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu
hóa, thế giới phẳng vậy khi đề cập đến SDI thì chúng ta nên dựa vào một định
nghĩa chuẩn mực của các tổ chức uy tín liên quan đến SDI. Một trong những tổ chức
đó là “Tổ chức XD cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian toàn cầu-GSDI” (http://gsdi.org ). Vì sau cái định nghĩa SDI của
GSDI là kéo theo một loạt các công nghệ và văn bản liên quan đến chuẩn, hướng dẫn,…GSDI
định nghĩa SDI như sau:
"The term “Spatial Data Infrastructure” (SDI) is often used to denote the relevant base collection
of technologies, policies and institutional arrangements that facilitate the availability of and
access to spatial data. The SDI provides a basis for spatial data discovery, evaluation, and
application for users and providers within all levels of government, the commercial sector, the
non-profit sector, academia and by citizens in general."
Tạm dịch như sau:
“Thuật
ngữ Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian thường được sử dụng để nói về tập hợp cơ bản
cần thiết cùa các công nghệ, chính sách và điều hành nhằm dễ dàng tạo ra sự sẵn
sàng của dữ liệu không gian và truy cập đến dữ liệu không gian. SDI cung cấp một
nền tảng để khám phá, đánh giá dữ liệu không gian và ứng dụng cho người sử dụng
và người cung cấp dữ liệu không gian giữa các tổ chức khác nhau”.
Một số quốc gia dựa trên định nghĩa trên để
định nghĩa cho SDI của quốc gia mình nhưng tinh thần của định nghĩa vẫn theo định
nghĩa của Tổ chức cơ sở hạ tầng không gian toàn cầu như trên. Ví dụ như FGDC
(Uy ban dữ liệu không gian địa lý liên bang Mỹ) định nghĩa như sau:
“The
NSDI has come to be seen as the technology, policies,
criteria, standards and
people necessary to promote geospatial data sharing throughout all levels of
government, the private and non-profit
sectors, and academia.”
Tạm dịch là:
“Cơ
sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia được nhìn nhận như là công nghệ, chính
sách, tiếu chí, tiêu chuẩn và con người nhằm
thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu không gian xuyên suốt các tổ chức của các cấp
chính quyền, các tổ chức cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và các viện, trung
tâm nghiên cứu”
Vậy khi bàn về SDI chúng ta có quá coi trọng
đến dữ liệu không gian hay không? Không có SDI chúng ta vẫn phải làm dữ liệu
không gian phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng. Ảnh
viễn thám độ phân giải cao vẫn phải thu nhận và xử lý, bản đồ các loại tỷ lệ vẫn
phải làm, dữ liệu 3D vẫn phải thực hiện phục vụ xã hội,…Nhưng có SDI tức là
chúng ta có môi trường để “Chia sẻ dữ liệu không gian giữa các tổ chức được
nhanh hơn, tốt hơn, kịp thời gian hơn,…và điều đó chúng ta sẽ giảm được chi phí
đầu tư hơn”.
Cũng như hạ tầng giao thông, không ai mong
muốn những chiếc xe cút kít sẽ chạy trên các đường cao tốc, đối với hạ tầng dữ
liệu không gian cũng vậy: Dữ liệu không gian “chạy” trên SDI luôn được mong đợi
là các dữ liệu tốt nhất, phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng nhưng dữ liệu không
gian tốt không phải là mục tiêu chính trong việc xây dựng SDI.
Như vậy, thay vì định nghĩa theo kiểu dựa
vào thành phần, chúng ta nên định
nghĩa SDI theo kiểu hướng về mục tiêu như
GSDI đã gợi ý để có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng hơn về SDI.
Một khái niệm rõ ràng là điều quan trọng để
triển khai các nội dung khác tiếp theo. Nó như thể là quản điểm, cái nhìn để những
người tham gia vào việc triển khai SDI cho Việt Nam đều hiểu một cách thống nhất,
nhìn chung một hướng. Đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng SDI thành công./.